Ảnh bìa

Công văn số 31/HNM-HD hướng dẫn tổng kết 15 năm Đề án Cuộc vận động "Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng hòa nhập với cộng đồng" và Chương trình "Hành động việc làm, giảm nghèo bền vững

HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Số: 310/HNM-LĐSX                                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      -------------------------

                          Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2008

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

 

Thực hiện chương trình việc làm, xóa đói giảm nghèo, của Hội Người mù

Việt Nam nhiệm kỳ VII (2007-2012)

 

- Căn cứ vào Chương trình mục tiêu về việc làm, xóa đói giảm nghèo của chính phủ giai đoạn 2006-2010.

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu người mù toàn quốc lần thứ VII, về phương hướng, nhiệm vụ chương trình việc làm, xóa đói giảm nghèo.

- Căn cứ vào chương trình kế hoạch hoạt động năm 2008 của Hội Người mù Việt Nam.

Ban thường vụ Trung ương Hội Người mù Việt Nam xây dựng chương trình hành động: Thực hiện chương trình việc làm, xóa đói, giảm nghèo của Hội Người mù Việt Nam trong nhiệm kỳ VII, như sau:

 

 

I- TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

 1. Những kết quả đạt được

 

a. Chương trình việc làm

- Trong những năm qua hầu hết các tỉnh, thành hội và hội cơ sở đều nhận thức được tầm quan trọng của chương trình việc làm, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động Hội. Vì vậy đã xây dựng được kế hoạch, biện pháp thực hiện nhằm tạo việc làm cho hội viên ở cả mô hình sản xuất tập trung, cũng như tại hộ gia đình.

 

- Tính đến tháng 12 năm 2007 Hội Người mù Việt nam có: 148 cơ sở sản xuất tập trung, thu hút hơn 3,5 nghìn lao động trong đó hầu hết là người mù và hơn 100 tổ nhóm, thu hút hơn 1 nghìn lao động, doanh thu hàng năm tăng dần, riêng năm 2007 doanh thu đạt hơn 30 tỉ đồng, lương bình quân của người lao động trong các cơ sở sản xuất đạt 413.000/ tháng; riêng nghề xoa bóp đạt cao hơn, trung bình mỗi nhân viên đạt gần 800.000/ tháng.

 

- Đa số người mù sống ở nông thôn, Hội giải quyết việc làm tại hộ gia đình, bằng cách tổ chức dạy nghề, truyền nghề, phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt… cho hội viên vay vốn làm kinh tế gia đình.

b. Chương trình vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm:

 

- Hiện nay Hội được nhà nước cho vay gần 36 tỉ đồng; giải quyết cho hàng chục vạn lượt người vay, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu vay làm kinh tế nhỏ của hội viên. Vốn vay được sử dụng rất tốt, đúng mục đích, có hiệu quả, tỉ lệ nợ quá hạn tính đến tháng 12  năm 2007 là 0,43 % .

 

c. Chương trình dạy nghề:

 

- Hội đã có nhiều cố gắng trong việc dạy nghề phù hợp với điều kiện khả năng của người mù. Hầu hết những hội viên trong độ tuổi lao động đều được học nghề, truyền nghề, phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế. Từ năm 2005 nhà nước đã cấp kinh phí dạy nghề ngắn hạn, Hội có thêm nguồn lực để tổ chức dạy nghề ở trung ương cũng như ở các địa phương; tập trung cho những nghề mới, nghề đang phát triển như: xoa bóp, học tin học..

 

d. Chương trình xóa đói giảm nghèo và chăm sóc đời sống hội viên:

 

- Đây là nhiệm vụ mà các cấp Hội đặc biệt quan tâm, bằng nhiều biện pháp tích cực, mỗi năm giảm được từ 2 đến 3 %. Tính đến tháng 12 năm 2007, tỉ lệ hội viên nghèo trong Hội còn 29,3 %.

- Nhiệm kỳ VI, các cấp Hội đã trợ cấp cho 217.999 lượt hội viên với tổng số tiền hơn 17,5 tỉ đồng.

- Đề xuất trợ cấp thường xuyên cho 12.820 hội viên, cấp thẻ y tế cho nhiều hội viên.

 

e. Chương trình truyền thông dân số KHHGĐ:

 

- Hội cũng rất quan tâm, Trung ương Hội và nhiều cấp hội đã ký hợp đồng trách nhiệm với ủy ban dân số, gia đình; đã có nhiều biện pháp hạn chế tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên, đã làm thay đổi về nhận thức, hành vi cho nhiều cán bộ và hội viên trong công tác dân số KHHGĐ.

 

 2. Những tồn tại

 

- Vẫn còn nhiều hội viên trong độ tuổi lao động chưa có việc làm ổn định

- Các cơ sở sản xuất tập trung của Hội đa số trang thiết bị thô sơ, doanh thu thấp, mặt hàng đơn điệu, chậm đổi mới, chất lượng chưa cao, thiếu tính cạnh tranh. Lương của người lao động thấp.

- Vốn  vay còn thiếu nhiều so với nhu cầu của hội viên, Công tác quản lý ở một số địa phương chưa thật tốt, chưa nắm chắc chính sách và cơ chế vận hành, chưa chủ động điều tiết, thực hiện chương trình còn trông chờ, thiếu tính năng động.

- Trong công tác dạy nghề còn lúng túng, chưa nghiên cứu, tìm tòi nghề mới, hiệu quả học nghề của một số lớp, một số địa phương chưa cao; còn tình trạng học chưa đi đôi với hành.

- Về xóa đói giảm nghèo: tỉ lệ hội viên nghèo vẫn còn cao so với mức bình quân chung của cả nước là 22 % (thời điểm cuối năm 2007), thiếu tính bền vững.

- Số người trong diện được trợ cấp thường xuyên mà chưa được hưởng còn nhiều: 4208 người, số người mù chưa được cấp thẻ bảo hiểm còn cao.

- Số tiền dành cho thăm hỏi, trợ cấp hội viên thấp, bình quân mỗi lượt trợ cấp cho một hội viên khoảng 80.000 đồng. Số tiền ủng hộ từ thiện ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn các tỉnh phía Bắc.

-Vẫn còn tình trạng sinh con thứ 3, trung bình mỗi năm có từ 4 đến 5 người sinh con thứ 3, nhìn chung chất lượng đời sống hội viên còn thấp.

 

II- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

 

1/Việc làm:

 

- Phấn đấu cho hầu hết hội viên trong độ tuổi lao động, còn sức khỏe, đều có việc làm tương đối ổn dịnh, có thu nhập đảm bảo cuộc sống đạt mức tối thiểu trở lên.

- Củng cố các cơ sở sản xuất tập trung hiện có, phát triển thêm cơ sở mới, thu hút thêm lao động, tìm kiếm thêm mặt hàng mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ tính cạnh tranh thị trường, đảm bảo mức lương trung bình của người lao động bằng mức lương tối thiểu trở lên, doanh thu của các cơ sở sx mỗi năm tăng hơn 10 %. Quan tâm đến các chính sách xã hội, đời sống của người lao động: về việc làm, về thu nhập, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tẩm quất, xoa bóp trở thành nghề mũi nhọn của Hội, lương bình quân của nhân viên làm xoa bóp đạt 1 triệu đồng trở lên một tháng, vào cuối nhiệm kỳ VII. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Hội về quyên góp, sản xuất và tiêu thụ tăm tre. Thực hiện tốt định hướng của Hội về dịch vụ tẩm quất, xoa bóp.

-Nâng cao trình độ, khả năng làm việc của người mù, kiến nghị, khuyến khích người mù đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn, vào làm việc ở các doanh nghiệp, các cơ quan, tập thể kinh tế mà pháp luật đã quy định.

 

2. Chương trình vay vốn giải quyết việc làm

 

 Tăng thêm nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, trung bình mỗi năm 2 tỉ đồng. Sử dụng vốn vay đúng theo quy định của nhà nước, của Hội, không để nợ quá hạn phát sinh. Chủ động điều tiết nguồn vốn vay hợp lý, có hiệu quả, không để hội viên có đủ điều kiện, thiếu vốn mà không được vay. Quan tâm đến hội viên nữ, hội viên nghèo cần vốn làm ăn để thoát nghèo.

 3. Dạy nghề

 

- Tăng cường công tác dạy nghề ở các cấp Hội. Phát huy tính hiệu quả của các trung tâm dạy nghề, đa dạng hóa ngành, nghề, phù hợp với người mù, với từng địa phương. Tập trung những nghề mới, mang tính ổn định như nghề xoa bóp. Phát triển mạnh việc học văn hóa, học tin học, tiến tới người mù trẻ có thể sử dụng được vi tính, truy cập Internet để nâng cao kiến thức, tìm kiếm được việc làm.

- Đề xuất với nhà nước, mỗi năm cấp cho trung ương Hội 2,5 tỉ đồng dạy nghề ngắn hạn và nâng cao năng lực cho công tác dạy nghề. Các cấp hội tranh thủ nguồn từ ngân sách địa phương, ủng hộ từ thiện để mở thêm các lớp dạy nghề, truyền nghề, phổ biến kiến thức làm kinh tế cho hội viên, nâng cao chất lượng của các lớp dạy nghề, quản lý tốt kinh phí dạy nghề, học nghề gắn với việc làm, đảm bảo cho 80 % hội viên trở lên  học nghề xong đều có việc làm.

 

4. Xoá đói, giảm nghèo, chăm sóc đời sống hội viên

 

- Mỗi năm phấn đấu giảm từ 2 % hội viên nghèo trở lên.

- Đề xuất với các cấp giải quyết trợ cấp thường xuyên, thẻ bảo hiểm y tế cho những hội viên trong diện đều được hưởng theo chính sách của nhà nước.

- Bằng nhiều biện pháp huy động, tặng quà, trợ cấp cho hội viên mỗi năm đạt từ 4 tỉ đồng trở lên.

- Cơ bản xóa nhà dột nát cho hội viên.

- Quan tâm đến công tác xóa đói thông tin cho hội viên, không để hội viên nào là không có phương tiện nghe, hoặc nhìn.

- Thực hiện thật tốt chương trình truyền thông dân số, không còn hội viên sinh con thứ 3. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên và gia đình người mù.

 

III- BIỆN PHÁP

 

- Điều tra, báo cáo, kịp thời 6 tháng, một năm về việc làm, vay vốn, dạy nghề đời sống (theo mẫu của Trung ương Hội) để các cấp hội có số liệu chính xác, xây  dựng, điều chỉnh kế hoạch hàng năm cho kịp thời.

 

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web của Hội  để nâng cao nhận thức của xã hội về nguyện vọng, khả năng lao động, làm việc của người mù, từ đó quan tâm đến việc làm và đời sống người mù ngày một tốt hơn.

 

- Đẩy mạnh việc học tập, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, thăm quan mô hình điển hình, nhằm nâng cao năng lực, trình độ quản lý cho cán bộ các cấp về việc làm, dạy nghề, vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo…

- Đề xuất với nhà nước, các ngành chức năng giải quyết đầy đủ những chính sách đối với người tàn tật nói chung, người mù nói riêng về: Việc làm, vay vốn, dạy nghề, trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, xóa đói giảm nghèo.

 

- Các cấp Hội chủ động, năng động, tích cực trong việc tạo việc làm, cho vay vốn, chăm sóc đời sống hội viên, tạo thêm các nguồn lực từ viện trợ quốc tế, tích lũy từ sản xuất, dịch vụ, vận động quyên góp; để đầu tư cho việc làm, chăm sóc đời sống hội viên.

 

- Đề xuất với Mặt trận tổ quốc, với nhân dân trong tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm, xóa đói giảm nghèo, làm nhà đại đoàn kết. Xã hội hóa được tạo việc làm và chăm sóc đời sống người mù.

 

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các chuyên đề, để rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện chương trình hành động. Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt, nhân ra diện rộng. Gắn chương trình hành động việc làm với cuộc vận động lớn của Hội là: “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng”.

 

IV – THỰC HIỆN

- Căn cứ vào Chương trình hành động của Trung ương Hội ban hành, các cấp hội xây dựng chương trình hành động ở cấp Hội mình cho sát hợp với những chỉ tiêu cụ thể và những biện pháp thực hiện, đảm bảo hoàn thành chung chương trình của toàn Hội. (Các tỉnh, thành hội gửi chương trình hành động về TW Hội trước ngày 31 tháng 10 năm 2008 để theo dõi và chỉ đạo)

Trong quá trình thực hiện, có điểm nào chưa hợp lý, các tỉnh, thành phản ánh về Trung ương Hội để kịp thời điều chỉnh.

 

T/M BAN THƯỜNG VỤ TW HỘI

Nơi nhận:                                                                           Chủ tịch

-          Các tỉnh, thành hội

-          Trung tâm ĐT-PHCN

-          Lưu LĐSX, VT                                                                                  ( Đã ký)

         

 

 Đào Soát